Preloader

Loading

Trong thời đại ngày nay, việc thay đổi và sáng tạo là điều rất cần thiết, một tư duy sáng tạo mới phù hợp với thời đại mà mỗi giây điều có sự thay đổi chứ không phải giữ mãi một cách cũ và biến cuộc sống mỗi ngày mãi là một vòng lặp. Trái ngược với sáng tạo là tư duy lối mòn, các hoạt động hàng ngày làm chúng ta cảm thấy thoải mái vì đã quen với chúng. Dần dần, chúng sẽ biến thành

một thói quen nhàm chán, làm mất dần sự hứng thú với cuộc sống. Hôm nay hãy cùng Linh Anh tìm hiểu 6 tư duy lối mòn thường thấy nhé!

1. Tư duy vòng tròn lẩn quẩn

Tư duy vòng tròn lẩn quẩn là khi có một vấn đề xảy ra bạn thường nhốt mình trong sự khó chịu. Bạn không tìm cách giải quyết, cũng không muốn bỏ qua.

Càng ngày, vấn đề bạn gặp phải lại trầm trọng hơn lúc ban đầu. Điều này khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình dần đi vào bế tắc

2. Tư duy cực đoan hóa

Tư duy cực đoan hóa là hay phóng đại và nghiêm trọng hóa vấn đề. Người mắc kiểu tư duy này thường dùng những từ như: Luôn luôn, không bao giờ…

Ví dụ: Bạn bị sốc vì khi biết sự thật rằng ai đó đã vô tình làm gì sai với bạn. Từ đó bạn không bao giờ tiếp xúc với họ nữa.

3. Tư duy Yes – No

Tư duy Yes – No là loại suy nghĩ khiến chúng ta nhìn cuộc sống: Chỉ vui hoặc buồn; Tốt hoặc xấu; Đúng hoặc sai …

Mặc dù lối tư duy này cũng có điểm tích cực, giúp ta sống rõ ràng hơn. Nhưng trong thực tế, cuộc sống được quyết định bởi vô vàn yếu tố.

Vì lẽ đó, bạn chỉ quan tâm đến 2 khía cạnh như vậy sẽ khiến thế giới quan trở nên hạn hẹp.

4. Tư duy sống theo kỳ vọng

Cụm từ: “Con nhà người ta!” do các bậc Phụ huynh đề ra. Chính là tiền đề cho loại hình tư duy này nảy mầm trong ý nghĩ của bé.

Loại tư duy này chắc hẳn không cần Sky Art giải thích. Vì ai cũng hiểu nhưng để thay đổi nó là gần như là điều rất khó đối với mọi người.

5. Tư duy gắn mác

Tư duy gắn mác là lối tư duy để cảm xúc chi phối mọi đánh giá. Dựa trên ấn tượng ban đầu đề quy kết tính chất của: Mọi người, mọi việc.

Ví dụ: “Người có hình xăm chắc chắn là không đàng hoàng”; “Người không đọc nhiều sách chắc chắn là suy nghĩ rất nông cạn”.

Người có lối tư duy này cũng tự gắn mác cho mình và người khác. Điều này làm cho họ có thể trở nên quá tự ti hoặc quá tự cao tùy trường hợp.

6. Tư duy vùng an toàn

Tư duy vùng an toàn được định nghĩa trong ý nghĩ: “Những thứ tốt đẹp đều nằm ngoài tầm với. Thôi thì tốt nhất cứ nên bằng lòng với những gì đang có là được rồi!.”

Tất nhiên, biết hài lòng với thực tại là điều tốt. Nó sẽ trở nên xấu cho đến khi nó trở thành cái cớ để bạn trì hoãn mọi thứ.

Ví dụ: Mình không có năng khiếu thì dù có đi học hàng trăm cái lớp năng khiếu cũng chẳng thay đổi được gì

Nguồn: https://skyart.edu.vn/tu-duy-loi-mon/

Uploading
TƯ VẤN NGAY 0901180258 CHAT NGAY

    HÃY GIA NHẬP
    ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ CỦA LINH ANH GROUP

    CV của bạn:upload file

    Hỗ trợ định dạng *.doc, *.pdf, *.png, tối đa < 5MB