Home » Kinh nghiệm việc làm » Phương pháp đánh giá nhân viên cuối năm cho doanh nghiệp
Việc đánh giá nhân viên cuối năm tại các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để có thể đo lường hiệu quả công việc của nhân viên và đưa ra định hướng phát triển nguồn lực cũng như phần thưởng tương xứng trong thời gian tới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp đánh giá nhân viên cuối năm cho doanh nghiệp nhé!
Bảng đánh giá nhân viên cuối năm là biểu mẫu dùng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc và nhận xét các nhân viên vào thời điểm cuối năm. Bảng đánh giá này sẽ làm cơ sở để nhà quản lý xét duyệt nhân viên có thành tích xuất sắc, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổng kết và ghi nhận ý kiến đóng góp từ đội ngũ nhân sự. Sau mỗi khoảng thời gian một năm hoạt động miệt mài và chăm chỉ, mỗi doanh nghiệp cần có hoạt động đánh giá và tổng kết để chỉ ra những điểm tốt, điểm còn hạn chế trong cách làm việc để cải thiện hơn trong thời gian tới.
Mục đích của đợt đánh giá cuối năm là:
Thái độ làm việc là cách thức làm việc của nhân viên đối với công việc. Đánh giá qua thái độ là công việc của nhà quản lý nhằm xem xét mức độ sự chủ động, hiệu suất công việc của nhân viên. Chính vì vậy, nhà quản lý có thể tiến hành đánh giá thái độ trong công việc để dùng làm một trong những lý do khen thưởng nhân viên có nỗ lực vượt trội.
Nhân viên có thái độ làm việc tích cực sẽ nỗ lực thiết lập các mối quan hệ phù hợp để xử lý hoàn thành công việc như xây dựng các mối quan hệ được thể hiện thông qua hành vi, ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp và khách hàng. Thêm vào đó, các mối quan hệ hài hòa, phù hợp được cũng là một phần quan trọng tạo nên văn hóa làm việc, ứng xử tích cực cho tổ chức doanh nghiệp.
Việc đánh giá năng lực bao gồm đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc và những giá trị tiềm ẩn bên trong nhân viên. Nếu một nhân viên có năng lực tốt, được đặt đúng vị trí với điều kiện làm việc phù hợp thì sẽ có hiệu quả công việc cao, mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Thông thường, bảng đánh giá cuối năm dựa theo năng lực làm việc sẽ có 3 tiêu chí để đánh giá là theo mục tiêu hành chính, mục tiêu hoàn thành công việc được giao và mục tiêu phát triển.
Nhân viên sẽ dành thời gian để tự đánh giá bản thân và người quản lý có thể xem nhân viên hiểu hiệu suất của chính họ như thế nào. Việc giúp nhận thức của nhân viên về các kỹ năng công việc của họ có thể đóng vai trò tuyệt vời để nhà quản lý xem xét cung cấp phản hồi một cách tốt nhất. Điều n cung cấp cho các nhà quản lý một bức tranh hoàn chỉnh hơn so với việc chỉ quan sát thuần túy từ một phía.
Bằng việc thiết lập thang điểm chuẩn cho từng tiêu chí đánh giá cuối năm, nhà quản lý có thể sử dụng thang điểm để chỉ ra hiệu suất đạt được trong mỗi tiêu chí đánh giá. Để phương pháp đánh giá dựa trên thang điểm có sẵn hoạt động hiệu quả, nhà quản lý và nhân viên đều phải hoàn toàn hiểu được những ưu và nhược điểm nằm ở đâu trên thang đo.
Phương pháp đánh giá 360 độ là phương pháp đánh giá hiệu suất bằng cách sử dụng phản hồi được thu thập từ nhân viên, bao gồm quản lý, đồng nghiệp, khách hàng và cấp dưới trực tiếp. Không chỉ loại bỏ sự thiên vị trong đánh giá cuối năm, phương pháp đánh giá 360 độ còn mang lại sự hiểu biết rõ ràng về năng lực của một cá nhân.
Đánh giá cuối năm từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong quy trình hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp tổ chức. Với những chia sẻ của bài viết trên đây, hy vọng những phương pháp đánh giá nhân viên cuối năm cho doanh nghiệp giúp việc xây dựng và phát triển quy trình đánh giá cuối năm hiệu quả. Nguồn: Sưu tầm
Họ và tên
Email
Số điện thoại
Tỉnh/ Thành phố
Vị trí mong muốn
CV của bạn:
Hỗ trợ định dạng *.doc, *.pdf, *.png, tối đa < 5MB