Preloader

Loading

image .

Khi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (Doanh nghiệp, Công ty) sẽ có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi, chính sách phúc lợi của người lao động, trong đó có quy định về các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng của người lao động. Nhưng, bạn có biết người lao động sẽ có các loại bảo hiểm nào không? Hôm nay Linh Anh sẽ giải đáp vấn đề đó trong bài viết này!

Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng

                                                               Các_loại_bảo_hiểm_khi_đi_làm_phải_đóng 

Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng – Khái niệm về bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm bắt buộc là hình thức bảo hiểm được ban hành và quy định bởi pháp luật, theo đó, các cá nhân hay tổ chức sẽ phải tham gia bảo hiểm với một mức chi phí tối thiểu theo quy định. Khi ký kết hợp đồng lao động người lao động và doanh nghiệp đều sẽ phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Theo quy định của pháp luật, người lao động và doanh nghiệp sẽ cần phải đóng 3 loại bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động. Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng này là gì? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng chính là những loại bảo hiểm bắt buộc

Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng – Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng. BHXH chính là chính sách bảo hiểm sẽ sử dụng một phần thu nhập nhất định của người lao động theo hàng tháng tính từ khi ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Bảo hiểm này sẽ được chi trả trong trường hợp người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, về hưu.

Các loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội hiện tại có 2 loại chính là:

  • BHXH tự nguyện: Là hình thức bảo hiểm xã hội được nhà nước tổ chức. Với hình thức này, người tham gia có thể tự lựa chọn mức tham gia phù hợp theo thu nhập của mình.
  • BHXH bắt buộc: Là loại bảo hiểm được nhà nước tổ chức cho người lao động và doanh nghiệp. Với hình thức này, người lao động và doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia.

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội được đóng theo 2 khoản như sau:

  • Người lao động: 10,5% trên mức lương cơ bản được ký theo hợp đồng lao động.
  • Doanh nghiệp: 21,5% trên mức lương cơ bản của người lao động ký theo hợp đồng.

Tra cứu bảo hiểm xã hội ở đâu?

Hiện nay nhờ vào công nghệ chuyển đổi số người lao động có thể tra cứu được thông tin về bảo hiểm xã hội của mình dễ dàng và tiện lợi. Theo đó, người lao động có thể tra cứu thông tin về bảo hiểm xã hội theo những cách sau đây:

  • Xem trực tiếp trên sổ bảo hiểm xã hội của mình;
  • Tra cứu bằng tin nhắn;
  • Tra cứu trực tuyến trên website của cơ quan Bảo hiểm Việt Nam;
  • Tra cứu qua ứng dụng của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều kiện để hưởng lương hưu

Bảo hiểm xã hội sẽ được sử dụng chủ yếu để chi trả mức lương hưu cho người lao động khi NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu. Theo Luật BHXH quy định, điều kiện để NLĐ nhận lương hưu như sau:

  • Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội
  • Người lao động nam đủ 60 tuổi
  • Người lao động nữ đủ 55 tuổi
Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng

                                       Bảo_hiểm_thất_nghiệp_là_một_trong_những_loại_bảo_hiểm_phải đóng

Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng – Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế giống với bảo hiểm xã hội, là một trong các loại bảo hiểm khi đi làm người lao động phải đóng. Song, khác với BHXH, bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Mục đích của bảo hiểm y tế là nhằm giúp người lao động được giảm thiểu hoặc hỗ trợ chi phí về chi phí chăm sóc sức khỏe, hồi phục sức khỏe, điều trị bệnh tật, v.vv..

Các hình thức chi trả của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế sẽ chi trả những trường hợp sau đây:

  • Khám chữa bệnh đúng tuyến: Có nghĩa là, bạn sẽ cần phải khám, chữa bệnh tại đúng bệnh viện được đăng ký trong bảo hiểm y tế. Khi khám chữa bệnh tại bệnh viện được đăng ký, bạn sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí theo các mức từ 80%, 95% và 100% tùy vào từng trường hợp và đối tượng khác nhau.
  • Khám, chữa bệnh trái tuyến: Có nghĩa là, bạn đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện A nhưng lại khám, chữa bệnh ở bệnh viện B. Lúc này, BHYT sẽ chi trả chi phí theo quy định bao gồm 40% chi phí nếu điều trí nội trú tại tuyến trung ương; 100% chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh; 100% chi phí điều trị tại tuyến huyện.
Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng

                            Bảo_hiểm_thất_nghiệp_là_loại_bảo_hiểm_dành_cho_sức_khỏe

Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng – Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Một trong các loại bảo hiểm khi đi làm chính là bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một chính sách của nhà nước được sử dụng để hỗ trợ cho người lao động khi thất nghiệp sẽ có một khoản trợ cấp theo quy định. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức bảo hiểm xã hội mà người lao động đóng lúc còn làm việc.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Mức tính bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng từ năm 2024 được tính như sau:

Mức trợ cấp hàng tháng = mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60% (không quá 5 lần mức lương cơ sở của người lao động).

Đọc thêm: LƯƠNG GROSS VÀ LƯƠNG NET LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VÀ CÁCH TÍNH LƯƠNG GROSS VÀ LƯƠNG NET

Điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp

Để nhận được bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên. Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất trong vòng 24 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài ra, khi đóng từ 12 tháng đến 36 tháng, người lao động sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp. Khoản trợ cấp sẽ được tăng thêm 1 tháng nếu người lao động đóng thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp. Không được nhận trợ cấp quá 12 tháng.

Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ cần làm hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu);
  • Bản sao/bản chính giấy quyết định thôi việc, quyết định chấm dứt hợp đồng, quyết định sa thải, thông báo chấm dứt hợp đồng; quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • 2 ảnh 3×4;
  • Căn cước công dân, sổ hộ khẩu/giấy tạm trú (bản sao có công chứng).
  • Người lao động được nhận tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp
  • Người lao động được nhận tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp
Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng

                             Người_lao_động_nhận_tối_đa_12_tháng_trợ_cấp_thất_nghiệp

Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng – Tạm kết

Trên đây là các loại bảo hiểm khi đi làm người lao động phải đóng. Linh Anh hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về quyền lợi của mình khi ký bất kỳ hợp đồng lao động nào.

Nguồn ảnh: Printerest

 

Uploading
TƯ VẤN NGAY 0901180258 CHAT NGAY

    HÃY GIA NHẬP
    ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ CỦA LINH ANH GROUP

    CV của bạn:upload file

    Hỗ trợ định dạng *.doc, *.pdf, *.png, tối đa < 5MB